Trong thời gian mang thai, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều thay đổi về thể chất cũng như tinh thần, răng và nướu cũng không ngoại lệ. Sự tăng cường các hormone trong thai kỳ làm cho phụ nữ mang thai xuất hiện các dấu hiệu nướu sưng, chảy máu, răng ê buốt.
Xuất hiện răng ê buốt khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh nha chu, rất nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nha chu tiến triển nặng có thể gây sinh non và nhẹ cân.
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính gây bệnh nha chu ở phụ nữ. Những sự thay đổi này làm mềm các mô trong miệng, làm tăng độ nhạy cảm của răng. Người phụ nữ nên thực hiện theo một số lời khuyên để bảo vệ răng và nướu khi mang thai:
- Trong thời gian mang thai, việc đánh răng rất cần thiết để bảo vệ răng miệng. Đánh răng sau mỗi bữa ăn và sau khi ăn đồ ăn ngọt là cách để ngăn ngừa và hạn chế sự xuất hiện của sâu răng, viêm nướu, răng ê buốt. Đừng đánh răng quá mạnh vì nó có thể gây tổn thương răng và nướu.
- Thường xuyên kiểm tra răng trong khi mang thai.
- Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn.
- Tránh xa đồ ngọt và thức ăn dai. Thay vào đó, phụ nữ mang thai có thể ăn các loại hạt ngũ cốc và pho mát.
- Tăng hàm lượng vitamin C và canxi trong chế độ ăn uống.
- Tránh ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng
- Nếu không thể đánh răng sau mỗi bữa ăn, mẹ bầu cũng có thể nhai kẹo cao su không đường để làm giảm độ pH trong khoang miệng.
- Giữ cho miệng và lưỡi luôn sạch. Điều này sẽ làm giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn trong miệng để ngăn ngừa hôi miệng và vàng răng.
- Dùng kem đánh răng dành cho răng ê buốt khi xuất hiện triệu chứng ê buốt răng.
Hãy đặc biệt chú ý đến sức khỏe răng miệng của mình khi mang thai nhé các mẹ, đặc biệt khi thấy xuất hiện răng ê buốt. Bảo vệ răng miệng một cách toàn diện khi mang thai sẽ giúp cho mẹ và bé luôn khỏe mạnh!